Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 380
  • Trong tuần: 2671
  • Tất cả: 334633
Kế hoạch Chiến lược phát triển trường thpt nguyễn du giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2035

Thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nghập quốc tế;


SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

 

Số: 20 /KH-ND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                   Ninh Sơn, ngày 17  tháng  02  năm 2020

 

Kế hoạch

Chiến lược phát triển trường thpt nguyễn du

 giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2035

 

Thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nghập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội các cấp về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào dạo phổ thông; Kế hoạch phát triển ngành GDĐT tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Nghị quyết của Đại hội chi bộ trường THPT Nguyễn Du nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          Trường THPT Nguyễn Du xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 là sự tiếp nối của Chiến lược phát triển trường THPT Nguyễn Du giai đoạn từ 2015 – 2020 trước đây.

Trường THPT Nguyễn Du đóng tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, có quy mô hàng năm khoảng 22 lớp với khoảng 750 học sinh;

Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao nên đã thu hút được học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ninh Sơn về học tập và rèn luyện.

Toàn bộ khuôn viên nhà trường có diện tích khoảng 47.481 m2.

Ngày 10/11/2019 nhà trường được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận trường THPT Nguyễn Du “Đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2”.

Trong ba năm học 2014 – 2015, năm học 2015 – 2016 và năm 2017 – 2018 trường THPT Nguyễn Du được UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; năm học 2016 – 2017 được Bộ GDĐT tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; đặc biệt năm học 2017 - 2018 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Chi bộ Trường THPT Nguyễn Du nhiều năm liền được Huyện ủy huyện Ninh Sơn đánh giá là chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”.

Công đoàn năm học 17 – 18 được Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Thuận tặng Cờ thi đua Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc; năm học 18 – 19 được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.

Đoàn trường được Trung ương đoàn tặng bằng khen vững mạnh.

Nhà trường đã nâng cao được chất lượng dạy và học, đặc biệt hoạt động bồi dưỡng Học sinh giỏi khá thành công, số lượng học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp trường ngày càng tăng.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề ham học hỏi, nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn, có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của học sinh và của xã hội, tích cực áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào dạy học; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học.

Đại đa số học sinh chăm ngoan.

Thiết bị dạy học hiện đại được Sở GDĐT quan tâm bổ sung kịp thời.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường, là cơ sở quan trọng để xây dựng các kế hoạch của nhà trường và xây dựng kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, thể hiện quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt.

Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THPT Nguyễn Du là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội các cấp về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông, mặt khác góp phần cùng với các trường THPT trong tỉnh xây dựng ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

          A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I.  MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

1. Học sinh      

          a) Điểm mạnh:

- Phần lớn học sinh chăm và ngoan;

          - Đai đa số cha mẹ học sinh chăm lo đến việc học tập, rèn luyện của học sinh;

          - Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực hỗ trợ.

          b) Điểm yếu:

    - Sự phân hóa càng lớn giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, một bộ phận học sinh chưa tự giác chăm chỉ trong học tập, còn thụ động trong học tập;

    - Một bộ phận cha mẹ chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của học sinh, chưa phối hợp chặt chẻ với nhà trường để giáo dục học sinh.

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

- Chất lượng dạy và học của nhà trường còn ở mức khiêm tốn;

- Một số học sinh chưa được gia đình quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện;

- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa thật chặt chẻ.

          2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên        

          a) Điểm mạnh:

  - Giáo viên tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý thức học tập để nâng trình độ chuyên môn;

  - Đội ngũ đã đạt chuẩn đào tạo, 11,9% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 70% giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

          b) Điểm yếu:

          - Đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường còn ít;

          - Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế;

  - Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh;

  - Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, nên khó khăn trong công tác áp dụng các hình thức đổi mới hoạt động dạy và học.

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

  - Công tác dạy và bồi dưỡng Học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn còn hạn chế;

  - Chưa có điều kiện đáp ứng nhu cầu của học sinh giỏi và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh chưa ngoan, yếu thế trong nhà trường;

- Việc nâng cao chất lượng giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục chưa như mong muốn.

          3. Cơ sở vật chất, thiết bị     

          a) Điểm mạnh:

- Phòng học và các phòng chức năng được sữa chửa và nâng cấp kiên cố, phòng học đạt chuẩn, thông thoáng;

- Thiết bị dạy học tối thiếu được đầu tư cơ bản, phòng thí nghiệm đạt chuẩn;

- Các phòng ban được trang bị máy móc đầy đủ.      

b) Điểm yếu:

  - Phòng làm việc của cán bộ quản lý, của nhân viên văn phòng còn thiếu;

  - Sân tập thể dục, thể thao, nhà tập thể thao đa năng còn thiếu;

- Công tác quản lý, sử dụng thiết bị còn hạn chế vì chưa được đào tạo bài bản;

- Khai thác tiềm năng hoạt động của giáo viên và học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

Phương tiện hỗ trợ dạy và học chưa như mong muốn.

4. Thông tin    

          a) Điểm mạnh:

  - Khả năng tiếp nhận thông tin, truy cập, xử lý thông tin đáp ứng được các yêu

cầu trong quản lý và dạy học;

          - Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác.

  b) Điểm yếu:

- Việc lưu trữ thông tin của một vài bộ phận chưa khoa học, chưa có tính chuyên nghiệp. 

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

          Tìm kiếm thông tin còn chậm.

5. Tài chính     

          a) Điểm mạnh:

- Đã giao quyền tự chủ tài chính; có Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý; công khai minh bạch, rõ ràng, đầy đủ.

- Không lạm thu. 

          b) Điểm yếu:

          - Nguồn xã hội hóa khó khăn;

- Nguồn kinh phí giao tự chủ còn hạn hẹp;

- Thu nhập của một số giáo viên, nhân viên còn thấp chỉ đấp ứng 70% nhu cầu cuộc sống.          

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

Đội ngũ chưa yên tâm công tác, chưa động viên được đội ngũ, một số hoạt động ngoại khóa và phong trào của nhà trường còn hạn chế.

          6. Tổ chức dạy học    

          a) Điểm mạnh:

- Thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế, khoa học, bài bản, thực chất; công tác đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá tích cực, có chiều hướng phát triển tốt;

  - Kết quả học tập của học sinh khả quan trên 40% học sinh đạt khá – giỏi;

  - Các bộ môn hoạt động đều tay nhất là các môn tiếng Anh, Ngữ văn.

          b) Điểm yếu:

            - Thực hiện đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp;

  - Một số bộ môn giáo viên chưa thật sự đầu tư vào công tác chuyên môn;

  - Một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục, quản lý học sinh, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp còn thấp.

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

  - Chưa đáp ứng nhu cầu học tập của một số học sinh giỏi; chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh yếu thế, lười học, chưa ngoan;

  - Đội ngũ quản lý học sinh chưa chuyên nghiệp;

  - Vẫn còn học sinh lưu ban;

  - Chất lượng giáo dục còn ở mức khiêm tốn.

  7. Lãnh đạo và quản lý         

          a) Điểm mạnh:

- Đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc;

- Nhiệt tình, năng động, làm việc khoa học, nghiêm túc trong công việc;

- Quan tâm chăm lo cho đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh;

- Được đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh tin tưởng và tín nhiệm cao.

          b) Điểm yếu:

          - Một số cán bộ cốt cán năng lực còn hạn chế;

- Chưa có giải pháp để khai thác và phát huy năng lực của giáo viên.

c) Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:

Chưa khai thác và phát huy năng lực của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

          8. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

a) Chất lượng đội ngũ giáo viên:

Stt

Tổ chuyên môn

Số lượng

(gv)

Chuyên môn

Nữ

Biên chế

Trình độ

Đảng/nữ

Thạc sĩ

Cử nhân

1

Tổ Toán                            

7

Toán = 7

4

7

3

4

2/1

2

Tổ Ngữ Văn                      

7

Văn = 7

4

7

1

6

1/1

3

Tổ Lý, Tin, KTCN         

8

Lý = 4

2

4

2

2

1/0

Tin = 3

2

3

 

3

KTCN = 1

1

1

 

1

4

Tổ Sinh, Hoá, KTNN 

8

Hóa = 4

4

4

 

4

1/0

Sinh = 3

2

3

1

2

KTNN = 1

 

1

 

1

5

Tổ Tiếng Anh                   

6

T. Anh = 6

5

6

 

6

 

6

Tổ Sử, Địa, GDCD        

7

Sử = 3

1

3

2

1

3/1

Địa = 3

1

3

2

1

GDCD = 1

 

1

 

1

7

Tổ TD, GDQP-AN        

5

Thể dục = 5

1

5

 

5

 

Tổng cộng

48

 

27

48

11

37

8/3

b) Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng

Stt

Bộ phận

Số lượng

Đảng viên

Biên chế (cơ hữu)

Hợp đồng

Trình độ đào tạo

T số

Nữ

CN

TC

Khác

I

Cán bộ quản lý

3

 

3

3

 

3

 

 

 

II

Văn phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thiết bị

2

2

 

2

 

2

 

 

 

2

Kế toán

1

1

1

1

 

1

 

 

 

3

Văn thư

1

1

 

1

 

 

 

1

 

4

Thư viện

1

1

 

1

 

 

1

 

 

5

Y tế

1

1

 

1

 

 

 

1

 

6

Phục vụ

1

1

 

 

1

 

 

 

1

7

Bảo vệ

2

 

 

 

2

 

 

 

2

Tổng

12

7

4

9

3

6

1

2

3

 

9. Chất lượng học sinh

          9.1. Chất lượng về học lực

          a) Xếp loại học lực năm học 2015 – 2016

Loại

Tổng số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

793

24

3,0

269

33,9

352

44,4

144

18,2

4

0,5

          b) Xếp loại học lực năm học 2016 – 201

Loại

Tổng số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

751

31

4,1

289

38,5

344

45,8

86

11,5

1

0,1

          c) Xếp loại học lực năm học 2017 – 2018

Loại

Tổng số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

699

41

5,9

268

38,3

318

45,5

72

10,3

0

0

          d) Xếp loại học lực năm học 2018 – 2019

Loại

Tổng số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

709

56

7,9

284

40,1

306

43,2

63

8,9

0

0

          e) Xếp loại học lực học kỳ I năm học 2019 – 2020

Loại

Tổng s HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

744

59

7,9

240

32,3

257

34,5

186

25,0

2

0,3

 

          9.2. Chất lượng về hạnh kiểm

a) Xếp loại hạnh kiểm năm học 2015 – 2016

Loại

Tổng số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

T trường

793

540

68,1

219

27,6

33

4,2

1

0,1

          b) Xếp loại hạnh kiểm năm học 2016 – 2017

Loại

Tổng số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

T trường

751

583

77,6

152

20,2

13

1,7

3

0,4

          c) Xếp loại hạnh kiểm năm học 2017 – 2018

Loại

Tổng số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

T trường

699

556

79,5

123

17,6

19

2,7

1

0,1

d) Xếp loại hạnh kiểm năm học 2018 – 2019

Loại

Tổng số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

T trường

709

536

75,6

152

21,4

21

3,0

0

0

e) Xếp loại hạnh kiểm học kỳ I năm học 2019 – 2020

Loại

Tổng số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Ttrường

744

464

62,4

228

30,6

44

5,9

8

1,1

 

10. Cơ sở vật chất:

TT

Tên phòng chức năng

Số lượng

Diện tích/Qui cách kỹ thuật/Công năng

1

Phòng học

21

50 m/ phòng, nhà xây cấp 2

2

Hội trường

01

60 m2  / phòng,nhà xây cấp 2

3

Phòng Hội đồng

01

50 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

4

Phòng thí nghiệm Lý

01

60 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

5

Phòng thí nghiệm Hóa

01

60 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

6

Phòng thí nghiệm Sinh

01

60 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

7

Phòng bộ môn T. Anh

01

50 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

9

Kho lưu trữ

04

25 m/ phòng, nhà xây cấp 2

10

Phòng vi tính

01

50 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

TT

Tên phòng chức năng

Số lượng

Diện tích/Qui cách kỹ thuật/Công năng

11

Thư viện

01

50 m2 /phòng, nhà xây cấp 2

12

Phòng âm thanh

01

25 m2   / phòng, nhà xây cấp 2

13

Phòng quản lý học sinh

01

25  m/ phòng, nhà xây cấp 4

14

Phòng Đoàn TN

01

25 m2 / phòng, nhà xây cấp 4

15

Phòng Công đoàn

01

25  m/ phòng, nhà xây cấp 4

16

Phòng y tế

01

25 m2   / phòng, nhà xây cấp 4

17

Phòng Hiệu trưởng

01

25 m2   / phòng, nhà xây cấp 2

18

Phòng P. hiệu trưởng

02

25 m2   / phòng, nhà xây cấp 4

19

Phòng Văn thư

01

25 m2   / phòng, nhà xây cấp 4

20

Phòng vệ sinh

12

12  25 m2 / phòng, nhà xây cấp 2

            II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

          1. Cơ chế, chính sách, pháp luật

  1.1. Các văn bản quy định của pháp luật:

- Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam;

- Luật giáo duc;

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, của Bộ GDĐT ban hành ngày 28/3/2011;

  - Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nghập quốc tế; Nghị quyết số 44/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

- Chỉ thị 40 -CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân;

  - Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

  1.2. Thuận lợi:

- Đảng và nhà nước chỉ đạo quyết liệt việc công cuộc đổi mới Giáo dục và Đào tạo, đã đưa ra mục tiêu, giải pháp để phát triển giáo dục;

  - Công tác quản lý giáo dục lấy cơ sở giáo dục làm trung tâm, tạo cơ chế thông thoáng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức và tài chính; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường;

  - Thúc đẩy nhà trường đổi mới và sáng tạo; phát huy cao độ quy chế tập trung dân chủ động lực giúp nhà trường phát triển.

1.3. Thách thức:

  - Đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà trường phải năng động, sáng tạo, nhạy bén; quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách hiệu quả; quản lý và sử dụng công tác tài chính chặt chẻ, hiệu quả đúng quy định của pháp luật;

  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có đạo đức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn thực sự để tham gia quản lý nhà trường.

  1.4. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường:

- Các thành viên trong nhà trường phải đoàn kết, quyết tâm và nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc đổi mới nhà trường;

- Đội ngũ giáo viên phải đầu tư công sức, trí tuệ cho việc việc đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng học sinh;

  - Công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo nhà trường phải nhạy bén, linh hoạt, uyển chuyển để đáp ứng mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường;

- Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường phải thân thiện, cởi mỡ.

2. Tài chính         

2.1. Thuận lợi:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa đem lại những cơ hội:

- Thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục; trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường được ngày càng hoàn thiện, hiện đại... đáp ứng yêu cầu dạy và học;

- Mọi thành viên của nhà trường có cơ hội đóng góp để phát triển, có cơ hội phát huy sáng tạo của mình;

- Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.  

  2.2. Thách thức:

            - Kinh phí hạn hẹp chưa đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác để phục vụ cho công tác đổi mới của hoạt động dạy và học;

  - Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của đội ngũ không đồng đều;

  - Chế độ chính sách theo quy định chung chưa uyển chuyển, chưa đồng bộ, chưa nhất quán và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của nhà trường. 

          2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường:

          - Thường nảy sinh sự so sánh thu nhập của giáo viên trong trường với việc làm thêm, dạy thêm bên ngoài trường;

          - Lương của một số giáo viên và viên chức văn phòng còn thấp, nhất là các giáo viên mới ra trường nên một bộ phận giáo viên và viên chức văn phòng chưa yên tâm công tác.

  3. Văn hóa       

3.1. Thuận lợi:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đại đa số thân thiện, đoàn kết, có ý thức xây dựng nhà trường, nuôi dưỡng bầu không khí dân chủ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau;

  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức cầu tiến, vươn lên và mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường;

- Tôn trọng và luôn hướng về các giá trị đích thực, giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn trong công việc;

- Có ý thức trong việc xây dựng nền nếp, tác phong, kỷ luật của học sinh, quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa mọi người với nhau.        

3.2. Thách thức:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều vùng miền hội tụ về trường công tác nên văn hóa không thống nhất; cần nhiều thời gian để xây dựng văn hóa nhà trường;

  - Các hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động vào nhà trường ngày càng lớn nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục và xây dựng các giá trị văn hóa của nhà trường;

  - Các quy chuẩn và chuẩn mực của giáo dục, của xã hội chưa chế ngự được các hành vi tiêu cực trong cuộc sống thực tiễn.   

  3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường:

  - Sự nhận thức và quan điểm sống của các thành viên trong nhà trường còn khác nhau, tính bảo thủ, cố chấp của một bộ phận giáo viên, nhân viên còn ảnh hưởng đến việc xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp trong nhà trường;

- Chủ nghĩa thực dụng, thái độ thiếu trách nhiệm của một số giáo viên, nhân viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và duy trì văn hóa nhà trường.

4. Xã hội          

4.1. Thuận lợi:

  - Xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, thực hiện có kết quả cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”;

  - Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội  để nâng cao hiệu quả giáo dụcthúc đẩy văn hóa nhà trường phát triển.       

4.2. Thách thức:

Sự phát triển của công nghệ thông tin và mặt trái của nó ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận học sinh chưa làm chủ được bản thân, đã bị ảnh hưởng nặng nề về chất lượng học tập, rèn luyện và sức khỏe.        

4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường:

Trong công tác giáo dục học sinh cần phải có sự quan tâm đúng mức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh với nhà trường, nếu không chất lượng giáo dục của nhà trường rất khó đạt được kết quả như mong muốn. 

III. KẾT LUẬN CHUNG:

Qua phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, trường THPT Nguyễn Du nhận thấy có những thời cơ và thách thức như sau:

  1. Về thời cơ:

- Có sự tín nhiệm và tin tưởng cao của học sinh và cha mẹ học sinh;

  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần học hỏi, có ý thức cầu tiến;

  - Đội ngũ học sinh nhìn chung chăm ngoan, nguồn tuyển sinh vào lớp 10 khá ổn định, trường được đánh giá là một trong số những trường THPT có uy tín trong huyện Ninh Sơn và trong tỉnh Ninh Thuận;

          - Nhà trường đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và nhân dân đánh giá cao, trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền đại phương và Sở GDĐT;

- Đảng, nhà nước và ngành từng bước đổi mới Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại;

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn; khoa học công nghệ phát triển. 

  2. Thách thức:

  - Chưa định hướng và hình dung được chương trình và sách giáo khoa mới, áp dụng vào năm 2022, phương án thi THPT quốc gia ảnh hưởng đến tỷ lệ và chất lượng giáo dục của nhà trường;

- Các trường THPT ở trong huyện và trong tỉnh tăng về chất lượng giáo dục, đặc biệt là sự vươn lên về chất lượng giáo dục của một số trường có quy mô nhỏ;

          - Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diên của giáo dục và đào tạo;

          - Điều kiện về nguồn lực, về cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và khát khao cống hiến của một số ít giáo viên, nhân viên;

- Chất lượng giáo dục của nhà trường chưa đáp ứng được kì vọng của cha mẹ học sinh và xã hội;

- Các hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động vào học đường ngày càng lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà tường.

              3. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020

          3.1. Những mặt đã đạt được:

- Hiệu quả giáo dục ổn định so với các trường trong khu vực (hàng năm 95% học sinh tốt nghiệp THPT và 45% học sinh đậu đại học, cao đẳng);

- Quy mô trường, lớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của học sinh;

- Cơ sở vật chất được đầu tư khá khang trang, môi trường dạy học được cải thiện, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu cho việc đổi mới phương pháp dạy học;

  - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, gắn bó với trường với lớp,  quan tâm chăm lo cho học sinh; cố gắng để đổi mới phương pháp dạy học, đã chú trọng nhiều đến thực hành (Lý, Hoá, Sinh), hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

  - Phối hợp khá hiệu quả ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh;

- Công khai, minh bạch và sử dụng nguồn lực hiệu quả, đặc biệt là nguồn tài lực, thu, chi cụ thể, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả;

  - Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường có trách nhiệm, tâm huyết, có ý thức cầu tiến, mong muốn được đổi mới giáo dục;

  - Các đoàn thể phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

          3.2. Những nội dung chưa đạt được, nguyên nhân

3.2.1. Một số nội dung chưa đạt và nguyên nhân chủ quan:

a) Về học sinh:

  - Một số học sinh chưa chủ động, chưa thực sự cố gắng trong học tập, chưa có phương pháp học tập thích hợp, còn học lệch, nên kết quả học tập chưa cao;

  - Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, hầu như khoán trắng cho nhà trường, một số phụ huynh khác thì quan tâm quá mức, cho con đi học thêm một môn hai giáo viên dạy, một số phụ huynh khác thì buộc học sinh chọn ngành nghề theo bố mẹ, chưa thực sự quan tâm đến năng lực, sở trường của học sinh, nên việc học tập của học sinh đạt hiệu quả chưa cao; một số phụ huynh khác thì nuông chiều con cái quá mức làm kìm hãm sự phát triển của học sinh như: tự chủ trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, ...

          b) Về đội ngũ giáo viên:

  - Một số giáo viên chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện, trang thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học; giảng dạy chủ yếu tập trung vào việc hoàn thành chương trình, chưa tâm huyết với phương pháp giảng dạy mới;

  - Một số giáo viên chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đến thông qua dạy chữ để dạy người. Vì vậy, hiệu quả giáo dục hạnh kiểm và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn ở mức khiêm tốn;

  - Yêu cầu của học sinh và xã hội ngày càng cao, nhưng lương và các chế độ phụ cấp còn thấp, chưa trang trãi đủ cho cuộc sống của giáo viên, do đó một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm và tâm huyết đến công tác dạy và học.

  c) Nhân viên:

- Mỗi vị trí, mỗi công việc chỉ có 01 người nên sự giúp đỡ, hỗ trợ, học hỏi nhau không có; khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế;

- Khối lượng công việc văn phòng ngày càng nhiều nhưng vị trí việc làm thì ít  chưa đáp ứng các hoạt động trong nhà trường.

          d) Cán bộ quản lý và cán bộ cốt cán:

- Thường chú trọng hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch đề ra; chưa chú trọng đến hiệu quả công việc, chưa sử dụng kiến thức quản trị nhà trường để nâng cao năng lực lãnh đạo; quản lý còn mang tính đối phó;

- Lực lượng cốt cán như Tổ trưởng chuyên môn trong công tác quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn còn nể nang, chưa đánh giá đúng thực chất năng lực của từng thành viên, còn cào bằng, nên chưa động viên, thúc đẩy được công tác chuyên môn của tổ của nhà trường;

- Chưa tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động do đoàn thể tổ chức.

  e) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Trường xây dựng chưa hoàn chỉnh, chưa có tường rào bảo vệ; chưa có đầy đủ các phòng học bộ môn; chưa có nhà thể dục, thể thao đa năng; chưa có khu làm việc của cán bộ quản lý và bộ phận văn phòng;

  - Các thiết bị dạy học chưa đồng bộ, một số thiết bị đã quá hạn sử dụng nhưng chưa bổ sung kịp thời như: máy tính, các thiết bị dạy học khác, ...

  - Nguồn ngân sách nhà cấp còn hạn hẹp, hầu hết chủ yếu tập trung để chi trả lương và các chế độ chính sách cho đội ngũ, chưa có nguồn kinh phí dư để đầu tư, mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học.

3.2.2. Một số nguyên nhân khách quan:

  - Một số chủ trương, chính sách của ngành chưa đồng bộ, thay đổi liên tục, chưa có tính nhất quán cao; việc triển khai, hướng dẩn thực hiện công tác chuyên môn còn nhiều bất cập, phương án thi cử chưa ổn định gây khó khăn cho nhà trường trong việc định hướng chiến lược phát triển nhà trường;

  - Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tài chính, chưa triệt để; cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Các nội dung chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025

  - Nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức, phong cách của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; giáo dục thái độ, động cơ học tập cho học sinh;

  - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động như:

  + Giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh;

  + Quản lý học sinh, đánh giá học lực và hạnh kiểm;

  + Quản lý nhân sự;

  + Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, kế hoạch...

  - Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh; tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn của giáo viên;

  - Xây dựng tính chuyên nghiệp trong chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các thành viên trong nhà trường;

  - Đổi mới, xây dựng quy trình hoạt động của công tác Thi đua, Khen thưởng;

  - Phối hợp chặt chẻ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh;

  - Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh giỏi; hỗ trợ cho học sinh yếu;

  - Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi bãi tập, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, văn minh, lịch sự;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên và  tổ chức Công đoàn nhà trường;

  - Xây dựng văn hóa truyền thống của nhà trường;

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy phẩm chất năng lực học sinh;

- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ;

- Quan tâm công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ các hoạt động của học sinh.

          B- ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Sứ mệnh

Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện thân thiện, nền nếp, kỷ cương, chất lượng, nhân văn; đội ngũ vừa hồng vừa chuyên để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy sáng tạo; tạo cơ hội cho học sinh phát huy hết những năng lực vốn có; phong cách văn hóa giáo dục hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc; phong cách giao tiếp và truyền đạt mới mẻ là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

          2. Tầm nhìn

          Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao, giáo dục ra những học sinh tốt  về đạo đức, giỏi về trí lực, mạnh khỏe về thể chất, có knăng sống tốt, đáp ứng cho việc tiếp tục học lên các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống; là nơi học sinh có thể tin tưởng, lựa chọn để học tập và rèn luyện; nơi giáo viên luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc, thành đạt và hạnh phúc.

3. Giá trị cốt lõi

- Lòng nhân ái, lòng tự trọng, lòng vị tha;

- Tính đoàn kết, trung thực, thân thiện;

          - Sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm;

- Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên;

- Tính kiên trì, năng động, hòa nhập.

4. Phương châm hành động                  

          “Dân chủ, thân thiện, nhân văn, kỷ cương, chất lượng và đổi mới”

          C- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

          I. Mục tiêu chung

          1. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt, có tâm huyết với nghề, yêu trường, yêu lớp và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường;

          2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ; chú trọng giáo dục các giá trị thân thiện, trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén, thích nghi với mọi hoàn cảnh; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình;

          3. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, có cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học; tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh;

          4. Xây dựng nhà trường chất lượng giáo dục cao, trở thành một trong những trường THPT hàng đầu của tỉnh; hiện đại, góp phần thúc đẩy địa phương phát triển, bắt kịp xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

          II. Mục tiêu cụ thể.

          1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được đánh giá, xếp loại từ khá, tốt trở lên;

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, truy cập, khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử của Ngành và Website của nhà trường;

- Sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả;

- Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ (trừ các tổ có ít hơn 5 thành viên)

          2. Học sinh                 

- Qui mô: trường hạng I

- Chất lượng học tập:

+ Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 10% trở lên; Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên; Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;

+ Tỷ lệ học sinh khối 12 đậu tốt nghiệp 98% trở lên; Tỷ lệ học sinh khối 12 đậu Đại học 60% trở lên;

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh tăng số lượng qua từng năm học;

- Chất lượng hạnh kiểm:

+ Số học sinh xếp hạnh kiểm khá, tốt từ 90% trở lên; Số học sinh xếp hạnh kiểm yếu dưới 2%.

- Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.

          3. Cơ sở vật chất

- Lát gạch toàn bộ sân trường;

- Tham mưu xây dựng thêm phòng bộ môn; xây dựng, sửa chữa nâng cấp sân chơi bãi tập; nhà thể dục, thể thao đa năng; hoàn chỉnh việc xây dựng tường rào bảo vệ nhà trường;

- Bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học để đạt trường chuẩn quốc gia;

- Xây dựng Thư viện đạt chuẩn;

- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, trang bị camera tất cả các hành lang, phủ sóng wifi toàn trường;

- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

 

TT

Các chỉ tiêu

2020 2021

2021

2022

2022 2023

2023 2024

2024

2025

1

 Mỗi tổ có một phòng học bộ môn

50%

50%

50%

80%

100%

2

 CSVC phục vụ giảng dạy, học tập

50%

50%

80%

90%

100%

3

 Số giáo viên thực hiện tốt đổi mới   

  phương pháp giảng dạy.

80%

90%

100%

100%

100%

4

  Số giáo viên có trình độ sau đại học

11%

13%

15%

17%

19%

5

 Thư viện đạt chuẩn

50%

50%

80%

90%

100%

 

            D- CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh:

          - Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác, triển khai dạy học tốt môn tự chọn, tăng cường thực hành, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh;

          - Chú trọng dạy học tích hợp, kiến thức liên môn.

          2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển đội ngũ:

          - Tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo viên có năng lực đi học sau đại học;

          - Tổ chức cho viên chức tự đăng ký các chủ đề tự học, tự nghiên cứu.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa:

- Tập trung sửa chữa CSVC, đầu tư trang thiết bị, từng bước hoàn thiện phòng học bộ môn, nhà tập thể dục, thể thao đa năng; xây dựng và hoàn chỉnh tường rào bảo vệ xung quanh trường;

- Lập dự án đề nghị các cấp quan tâm xây dựng thêm phòng bộ môn, khu làm việc của cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nhà trường.

4. Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin:

- Đẩy mạnh Tin học hoá tất cả hoạt động của nhà trường;

          - Phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng.

5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục:

          Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân chú ý các mạnh thường quân là cựu học sinh của nhà trường.

          6. Tăng cường phối hợp chặt chẻ cả ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu học hỏi với các trường bạn:

Tiếp tục hoàn thiện quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS; giữa nhà trường với Công an huyện, Công an thị trấn trong công tác giáo dục học sinh.                                      

          E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện

          1.1. Nhà trường:

          - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư Đoàn trường, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn;

          - Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;

          - Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường sau từng giai đoạn triển khai thực hiện để sát với tình hình thực tế của nhà trường;

- Triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, Sở GDĐT, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, sơ kết công tác triển khai thực hiện từng năm học, từng giai đoạn, rút ra bài học kinh nghiệm, để từ đó điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cho thật phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

          1.2. Lộ trình thực hiện: 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 2023.

          - Giai đoạn 2: Từ năm 20232025.

          1.3. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo:

          a) Hiệu trưởng:      

          - Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện;

          - Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường;

          - Tổ chức kiểm tra, đánh giá triển khai, thực hiện Kế hoạch từng năm học, từng giai đoạn.

          b) Phó Hiệu trưởng phụ trách dạy và học:

          Phó ban, theo dõi chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động dạy và học; chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; xây dựng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của tổ chuyên môn; xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và theo dõi đôn đốc thực hiện; tổ chức các hội thảo chuyên đề theo quy định.

          c) Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động đoàn thể:

Phó ban, chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kế hoạch rèn luyện hạnh kiểm và nhân cách cho học sinh; chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh.

          d) Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và môi trường:

          Chỉ đạo kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng nhu cầu dạy và học; chỉ đạo làm vệ sinh trường, lớp; chăm sóc cây cảnh tạo môi trường sạch sẽ, tháng mát an toàn, thân thiện.

          e) Thư ký Hội đồng:

Hỗ trợ các phó ban thiết lập hồ sơ theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất các nội dung của kế hoạch. Thông báo các thông tin cần thiết cho hội đồng sư phạm.

f) Chủ tịch Công đoàn:

          Chỉ đạo hoạt động của các tổ Công đoàn, động viên đội ngũ tích cực thực hiện có hiệu quả kế hoạch; giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ trong quá trình thực hiện, xem xét đánh giá thi đua và đề xuất khen thưởng cuối năm, cuối giai đoạn. Chú trọng vào hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

          g) Bí thư Đoàn trường:

          - Xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổ quản lý học sinh, cha mẹ học sinh để rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sưu tầm các trò chơi dân gian, trò chơi khoa học; thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ ATGT, câu lạc bộ kỹ năng mền; thành lập đội văn nghệ xung kích, tạo những sân chơi bổ ích khác cho học sinh.

          - Động viên các đoàn viên, các chi đoàn lớp hưởng ứng tích cực phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

h) Tổ trưởng chuyên môn:

          Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, chú trọng các biện pháp để hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng dụng triệt để các phương tiện, thiết bị vào trong giảng dạy, hạn chế dạy chay, ... chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên chính xác, không cào bằng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng các giờ giảng.

i) Tổ Văn phòng:

          Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học, phục vụ nhân dân; thực hiện nghiêm túc quy chế một cửa; áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác văn phòng,  thiết lập công tác quản lý hồ sơ, sổ sách khoa học; nâng cao chất lượng công tác phục vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của nhà trường.

          k) Tổ trưởng công đoàn:

Phối hợp với Tổ trưởng bộ môn, động viên đội ngũ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo, đề xuất khen thưởng các cá nhân điển hình tiên tiến của tổ.

          l) Giáo viên chủ nhiệm:

          Phối hợp chặt chẽ ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục hạnh kiểm cho học sinh; tổ chức và hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; bám lớp, theo dõi để giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh nghèo, vượt khó trong học tập và rèn luyện.

          2. Phương thức kiểm tra, đánh giá

          a) Cơ sở pháp lý:

Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, đồng thời thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới có hiệu lực để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường cho đúng quy định của pháp luật, cụ thể:

- Luật Giáo dục;

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, của Bộ GDĐT ban hành;

- Kế hoạch chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận;

- Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT, về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

          - Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GDĐT về đánh giá xếp loại học sinh trung học;

          - Các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm định chất lượng;

- Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, của Sở GDĐT, của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn về giáo dục và đào tạo và các nội dung khác có liên quan đến giáo dục và đào tạo.

b) Giải pháp:

          - Sau mỗi năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các chỉ tiêu của Kế hoạch, điều chỉnh các giải pháp để tiếp tục triển khai, thực hiện để Kế hoạch đạt được kết quả như đã đề ra.

            - Cuối năm 2023 tổ chức sơ kết giai đoạn 1, xem xét đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại, nguyên nhân tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.

          3. Các cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch

          a) Đối với học sinh:

          - Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm; kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng và kết quả đạt giải các hội thi, cuộc thi để đánh giá;

- Căn cứ kết quả hoạt động phong trào của các cá nhân, các tập thể; kết quả duy trì, các biện pháp hỗ trợ các câu lạc bộ hoạt động; các công trình thanh niên; hiệu quả các trò chơi dân gian, trò chơi khoa học, các hoạt động Văn - Thể - Mỹ để đánh giá.

b) Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Các hoạt động thực tiễn của giáo viên trong suốt năm học như kết quả thao giảng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém, kết quả học tập của các lớp được phân công phụ trách để đánh giá;

- Kết quả tham gia các cuộc thi, hội thi, kết quả sáng kiến, kết quả các hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn, của nhà trường để đánh giá;

- Kết quả tham gia các phong trào của các đoàn thể để đánh giá;

- Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và kết quả thi đua cuối năm học để đánh giá.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược để phát triển trường THPT Nguyễn Du giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 35, nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Trong quá thực hiện kế hoạch có nội dung nào còn vướng mắc đề nghị phản ánh về Hiệu trưởng để thống nhất giải quyết./. 

 

Nơi nhận:

- Sở GDĐT Ninh thuận (để phê duyệt);                               

- Chi bộ (để báo cáo);

- Công đoàn, Đoàn trường (để PHTH);

- Các Phó hiệu trưởng (để thực hiện);

- Các Tổ trưởng (để thực hiện);

- Đăng trên Website của trường (để T báo);

- Lưu VP.                                                                                    

HIỆU TRƯỞNG

 

(đã ký)

 

 

 

Lê Ánh

 


Lên d?u trang