Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 50
  • Hôm nay: 2102
  • Trong tuần: 7743
  • Tất cả: 1907074
NGHĨ VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
Chuyên Lê Quý Đôn trong tôi, thao thiết gợi về một khoảng thời gian tuổi trẻ. Chúng tôi của ngày đó – những đứa trẻ non nớt và thanh tân, vụng về và ngây dại.Chúng tôi của ngày hôm nay – khôn lớn và trưởng thành, hiểu biết và trách nhiệm. Cơm áo mẹ cha là bài học đầu đời, ơn nghĩa thầy cô là hành trang cuộc sống. Tôi luôn ghi nhớ để không bạc lòng với quá khứ.  


Chuyên Lê Quý Đôn trong tôi, thao thiết gợi về một khoảng thời gian tuổi trẻ. Chúng tôi của ngày đó – những đứa trẻ non nớt và thanh tân, vụng về và ngây dại.Chúng tôi của ngày hôm nay – khôn lớn và trưởng thành, hiểu biết và trách nhiệm. Cơm áo mẹ cha là bài học đầu đời, ơn nghĩa thầy cô là hành trang cuộc sống. Tôi luôn ghi nhớ để không bạc lòng với quá khứ.        

Đối với những bậc Nhà giáo, với tôi, với tất cả những ai từng là học trò, 20/11 mang một ý nghĩa đẹp đẽ và xúc động, tràn đầy kí ức về thầy cô, bạn bè và dáng dấp những kỉ niệm thưở thiếu thời. Có gặp những con người đã để lại một phần dấu ấn trong tâm khảm ngày cũ, mới hiểu được tâm hồn tiếng trống trường hôm nay. Thiêng liêng và thật tình nghĩa!

Con đường chúng tôi chọn, con đường đi tới. Thầy Cô ở lại, chọn con đò thủy chung.Nói sao cho bằng hết công ơn của các thầy cô – những người lái đò tận tụy và tận tâm. Kể sao cho hết những tấm lòng vì yêu trẻ mà một lòng sắt son với nghề giáo. Mong sao những ai từng học tập, từng rèn luyện, từng là một phần của đạigia đình Chuyên Lê Quý Đôn... những năm tháng tươi đẹp và rực rỡ ấy luôn luôn có được tình cảm trân quý này.

Chúngtôi từ giã mái trường, tạm biệt thầy cô và bạn bè, chia tay bộ đồng phục suốt 3 năm gắn bó, để lại một khoảng trời tuổi học trò bồi hồi xuyến xao. Để rồi hôm nay, khi một lần nữa trở về, dẫu đã đi qua quá khứ, nhưng mỗi lần nghe đến cái tên “Chuyên Lê Quý Đôn” thân thương, vẫn nghe lòng thổn thức khôn nguôi:

“Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy,

Ngàn năm chưa dễ đã ai quên”.

Nguyễn Võ Anh Thư – Văn K5